Tại sao tuần hoàn máu kém lại gây nám sạm da?
Thiếu máu, máu xấu hay máu kém lưu thông sẽ gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, sắc đẹp của chị em. Với làn da, thiếu máu, máu xấu hay máu kém lưu thông khiến da trở nên xanh xao, nám sạm, nhăn nheo....
Máu xấu ảnh hưởng đến da như thế nào?
Máu vốn có vai trò chính là cung cấp các chất nuôi dưỡng cơ thể, cấu tạo các tổ chức và loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Do vậy, các rối loạn về thành phần cấu tạo của máu hay sự tuần hoàn máu không bình thường có thể dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác nhau, bao gồm duy trì sự khỏe mạnh, căng sáng của làn da. Dưới đây là một số ảnh hưởng cụ thể đối với làn da do máu xấu hay máu kém lưu thông:
- Da vàng vọt, xanh xao: Khi cơ thể đủ máu và máu lưu thông tốt, da sẽ luôn hồng hào, tươi nhuận. Ngược lại, khi máu xấu và tuần hoàn máu không ổn định, làn da sẽ trở nên xanh xao, thiếu sức sống. Trong một số trường hợp, còn tái nhợt hay loang lổ không đều màu.
- Da đổi màu: Lưu thông máu kém sẽ làm giảm lượng oxy trong máu và điều này sẽ tạo ra các vết nám, sạm, tàn nhang, các đốm đen hoặc da bị thâm.
- Hình thành các nếp nhăn: máu xấu hay tuần hoàn máu kém cũng khiến cho quy trình vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy tới các tế bào da diễn ra kém. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc sản sinh collagen (yếu tố đóng vai trò quan trọng đến tính đàn hồi, độ căng mịn và sự mềm mại của làn da), khiến da bị yếu đi và làm cho các nếp nhăn bắt đầu xuất hiện…
Bên cạnh đó, thiếu máu, máu xấu hay máu kém lưu thông còn ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề sức khỏe của chị em, với một số tình trạng phổ biến như: đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm…
Cải thiện tình trạng máu xấu, máu kém lưu thông - da hết nám, sạm
Nhiều người thường lo lắng bị nám, sạm da hay tàn nhang từ trong máu thì không thể cải thiện được. Nhưng nếu biết cách để “giải quyết” trước vấn đề về máu (thiếu máu, máu xấu, máu kém lưu thông) thì các tình trạng xấu về da kể trên cũng có thể được cải thiện một cách hiệu quả- giống như một cái cây khi đang bị thiếu nước, thiếu chất mà được bổ sung kịp thời thì sẽ tươi tốt và luôn tràn đầy sức sống.
Từ lâu, Y học cổ truyền Việt Nam đã sử dụng một số vị dược liệu quý để giúp dưỡng huyết, hoạt huyết, hóa ứ, mà bài thuốc nổi tiếng nhất là cổ phương Đào hồng tứ vật thang.
Đào hồng tứ vật thang có nguồn gốc từ cổ phương bổ huyết kinh điển Tứ vật thang gia thêm hai vị có công dụng hoạt huyết là Đào nhân và Hồng hoa, được ghi lại sớm nhất trong sách Y tông kim giám vào đời nhà Thanh (Trung Quốc) do hai danh y Ngô Khiêm và Lưu Dụ Phong biên soạn.
Thành phần bài thuốc gồm 6 vị: Thục địa, Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Đào nhân và Hồng hoa. Để tăng tác dụng hoạt huyết dùng Xích thược thay Bạch thược, nếu huyết nhiệt dùng Sinh địa thay Thục địa. Bài thuốc thường dùng dưới dạng sắc uống.
Theo dược lý học cổ truyền, trong bài Đào hồng Tứ vật thang có công dụng bổ huyết điều kinh: Đào nhân vị đắng, tính bình, có công dụng hoạt huyết hoá ứ, nhuận tràng thông tiện; Hồng hoa vị cay, tính ấm, có công dụng hoạt huyết hoá ứ, thông kinh hoạt lạc.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, Đào nhân có tác dụng làm giãn mạch máu, ức chế ngưng tập tiểu cầu và chống đông máu, chống viêm, giảm đau, chống quá mẫn, bảo hộ tế bào gan, nhuận tràng, giảm ho, kháng ung. Hồng hoa tăng cường sức co bóp cơ tim, làm giãn mạch máu, cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành tim, bảo hộ tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu oxy, chống thiếu máu và hoại tử cơ tim, ức chế ngưng tập tiểu cầu và chống đông máu, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, bảo hộ tế bào não trong điều kiện thiếu oxy, chống viêm, giảm đau, trấn tĩnh, bảo hộ tế bào gan. Xuyên khung cải thiện tuần hoàn động mạch vành tim, chống thiếu máu cơ tim, hạ huyết áp, chống ngưng tập tiểu cầu và đông máu, cải thiện vi tuần hoàn, tăng lưu lượng tuần hoàn não, chống viêm, giảm đau, trấn tĩnh, kháng khuẩn và vi rút, kháng ung và chống phóng xạ. Đương quy làm giãn động mạch vành, chống thiếu máu cơ tim và rối loạn nhịp tim, ức chế ngưng tập tiểu cầu và chống đông máu, kích thích tạo huyết, tăng cường miễn dịch, bảo hộ tế bào gan và thận, giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, kháng ung, chống phóng xạ và oxy hoá. Thục địa bổ huyết, cầm máu, bảo hộ tế bào cơ tim, chống oxy hoá và lão hoá, hạ huyết áp, giảm mỡ máu và đường máu, cải thiện miễn dịch và chống ung thư. Xích thược làm giãn và tăng lưu lượng tuần hoàn động mạch vành, chống vữa xơ động mạch, ức chế ngưng tập tiểu cầu, bảo hộ tế bào gan, nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu oxy, kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau…
Trong cổ phương Đào hồng tứ vật thang, các vị thuốc phối hợp chặt chẽ với nhau tạo nên công dụng vừa dưỡng huyết vừa hoạt huyết hoá ứ của bài thuốc. Trong đó, nổi bật là tác dụng làm giãn mạch máu, giảm sức cản thành mạch, ức chế ngưng tập tiểu cầu và chống hình thành huyết khối, từ đó cải thiện tình trạng vi tuần hoàn, làm tăng lưu lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan, tim, não, da,... phòng chống tích cực tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, tuần hoàn vành và tuần hoàn ngoại vi. Ngoài ra, còn có tác dụng chống viêm, giảm đau, trấn tĩnh và kháng ung.
Với phụ nữ, bên cạnh tác dụng điều hòa kinh nguyệt, bài thuốc Đào hồng tứ vật thang còn đem đến tác dụng làm đẹp da cực kỳ hiệu quả vì khi tăng lưu thông khí huyết, tăng lượng máu đến da sẽ giúp ngăn chặn và loại bỏ các vết sạm nám, nhăn da do huyết ứ, đồng thời giúp da dẻ luôn hồng nhuận.
baosactruongxuan.vn
Tin cùng chuyên mục
17 thg 05, 2017
Masako Mizutani - sinh năm 1968. Mọi thứ bắt đầu từ một...
17 thg 10, 2018
Người Tây Tạng dùng hồng hoa để chế các loại thuốc...
17 thg 10, 2018
Đậu nành là 1 loại thực phẩm rất quen thuộc từ xa xưa, nhiều tài liệu cho thấy đậu...
Video
Tin tức
09 thg 06, 2017
09 thg 06, 2017
09 thg 06, 2017